Tủ điện công nghiệp là thiết bị sử dụng để chứa đựng và bảo vệ các thiết bị điện bên trong. Chúng được sử dụng rộng rãi tại các nhà máy, xí nghiệp, tòa nhà,… Trong quá trình lắp đặt tủ điện, cần phải chú ý đến những điều sau để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và tủ điện phát huy được hết tính năng của mình.
Yếu tố cần thiết khi lắp đặt tủ điện công nghiệp
Cần phải tính toán chính xác thông số kỹ thuật
Khi sản xuất và lắp đặt tủ điện, cần phải tính toán chính xác số lượng phụ tải, số nhánh cần phân phối để tính toán thông số của aptomat, dây dẫn và nhiều thiết bị điện khác. Các nhân viên kỹ thuật điện cần phải tính toán giá trị của thiết bị cân đối, không lựa chọn giá trị thiết bị quá cao so với mức cần thiết của thiết bị để tránh ảnh hưởng tới hoạt động.
Có sơ đồ bố trí thiết bị và nguyên lý hoạt động
Trong quá trình lắp đặt tủ điện công nghiệp, có rất nhiều các thiết bị với vai trò khác nhau. Để đảm bảo quá trình thi công lắp đặt diễn ra một cách dễ dàng, thuận lợi và đúng khoa học cần có sơ đồ phân bố các thiết bị. Các thiết bị cần được lắp đặt một cách hợp lý, đầy đủ và tối ưu nhất để chúng không bị cồng kềnh, không chiếm quá nhiều diện tích của tủ.
Điều quan trọng nữa, khi lắp đặt tủ điện cần phải tính trước những thay đổi khi mở rộng của các thiết bị trong thời gian sau này. Lập sơ đồ phân bổ thiết bị điện và nguyên lý hoạt động của các thiết bị này là công đoạn đầu tiên phải làm. Đảm bảo chính xác ngay từ bước đầu tiên sẽ hạn chế được những sai sót sau này.
Lựa chọn vỏ tủ điện phù hợp
Sau khi xác định được số lượng thiết bị điện được lắp đặt trong tủ, cần lựa chọn vỏ tủ điện có kích thước phù hợp. Nên lựa chọn những loại tủ có lỗ trống để lắp thêm những thiết bị khác khi cần. Vỏ tủ phải được cắt bằng CNC.
Lắp đặt, sắp xếp các thiết bị điện
Việc lắp đặt các thiết bị điện cũng rất quan trọng. Chúng ta không chỉ lắp sao cho đúng kỹ thuật mà còn phải thuận tiện trong quá trình vận hành và đảm bảo tính thẩm mỹ.
Nối đầu dây dẫn điện để các thiết bị điện có thể hoạt động một cách tốt nhất, nên kiểm tra kỹ các dây đầu nối điện để kiểm tra, hạn chế các sự cố xảy ra trong quá trình sử dụng.
Kiểm tra sau lắp
Sau khi quá trình lắp đặt tủ điện công nghiệp được hoàn thành, cần phải kiểm tra kỹ một lần cuối. Cần kiểm tra quá trình tỏa nhiệt, tiếng ồn và mùi phát ra từ tủ điện. Kiểm tra môi trường xung quanh vị trí lắp tủ điện, tủ điện có bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết bên ngoài, chuột bọ, chất kiềm, axit,…
Để quá trình thi công lắp đặt tủ điện được diễn ra một cách an toàn và nhanh chóng nhất, bộ phận kỹ thuật điện cần phải nắm chắc quy trình lắp đặt tủ điện. Đặc biệt, khi lắp đặt xong, cần phải kiểm tra chi tiết một lần cuối cùng để tránh các sự cố sau này.
Những lưu ý trong quá trình bảo dưỡng tủ điện
Việc lắp đặt tủ điện đòi hỏi người lắp đặt phải có trình độ chuyên môn cao. Nhưng để tủ điện có tuổi thọ cao và hoạt động êm ái, thì quá trình bảo trì, bảo dưỡng tủ cũng rất cần thiết.
Trong quá trình bảo dưỡng tủ cần chú ý:
– Cần phải bảo dưỡng tủ định kỳ, vệ sinh lau chùi sạch sẽ bên trong và bên ngoài tủ để giảm nguy cơ hao mòn tủ.
– Kiểm tra bulong, dây tiếp đất đã an toàn hay chưa.
– Xử lý ngay những chỗ bị rò rỉ dầu và nước, thường xuyên lau sạch những bộ phận bị dính dầu mỡ.
– Cần giữ lại sơ đồ lắp đặt và nguyên lý hoạt động của tủ.
– Sử dụng tủ đúng công suất theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
– Tránh để tủ bị ẩm ướt hoặc dính nước
Hà Nội: Tầng 5, Số 65, Lô 5, KĐT Đền Lừ II, Q.Hoàng Mai, Hà Nội
TP.HCM: A29 Nam Quang 2, Phường Tân Phong, Quận 7, TP.HCM
Bà Rịa-Vũng Tàu: D4 Võ Chí Công, KĐT Khang Linh, P.10, TP.Vũng Tàu
0904.144.869 - 0915.246.615 I nguyenanhtuan.minhnhat@gmail.com
www.thietbidienminhnhat.com